4 Cấu Tạo Thanh Ray Nam châm | Không Phải Ai Cũng Biết

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thanh ray nam châm nổi và thanh ray nam châm âm trần. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng biết được chi tiết cấu tạo bên trong nó. Thông thường có 4 cấu tạo thanh ray nam châm chính đó là: thanh ray nam châm kiểu H, ray nam châm kiểu J, thanh ray kiểu L, thanh ray nam châm kiểu C. Cùng Virgo Lighting tìm hiểu chi tiết từng loại cấu tạo thông qua nội dung dưới đây.
Xem nhanh

cau tao thanh ray nam cham

Có 4 cấu tạo thanh ray nam châm phổ biến

1. Cấu tạo thanh ray nam châm kiểu H (Halo track system)

Thanh ray kiểu H là một trong những loại thanh ray nam châm được nhiều người dùng đánh giá cao bởi kết cấu nổi trội của nó. Đây cũng chính là loại thanh ray mà Virgo Lighting cung cấp hiện nay. So với các kiểu cấu tạo khác, loại thanh ray nam gồm có 3 dây dẫn điện được thiết kế âm bên trong thanh ray đem đến nguồn điện ổn định cho hệ đèn ray. 

  • Dây nóng: Dây nóng mang nguồn điện xoay chiều, thực hiện vai trò truyền tải điện năng đến thiết bị đèn. 

  • Dây lạnh: Hay còn gọi là dây trung tính, nó đóng vai trò hoàn thiện làm kín mạch trong mạch điện 1 pha, giúp cân pha trong nguồn điện 3 pha. Loại dây này thường được nối tiếp đất tại các nhà máy điện.

  • Dây tiếp đất: Dây tiếp đất có chức năng ngăn chặn dòng điện rò rỉ bảo vệ sự an toàn của con người trong quá trình sử dụng. 

Nhờ vậy mà, loại thanh ray kiểu H rất an toàn và được nhiều người sử dụng hiện nay.
cau truc ray nam cham

Ray nam châm kiểu H

1.1. Cấu tạo chi tiết

Có 3 dây dẫn điện bao gồm dây tiếp đất giúp giảm thiểu các sự cố cháy chập điện trong quá trình dùng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

A: Vỏ làm bằng hợp kim sơn tĩnh điện tạo độ bền theo thời gian

B: Dải PVC chống cháy, cách điện tốt giúp giảm thiểu các trường hợp rò rỉ điện và chập cháy. Đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

C: Dải đồng dẫn điện.

D: Bề mặt thanh ray được phủ lớp sơn tĩnh điện gồm các màu trắng và đen.
Cau truc thanh ray nam cham

Cấu tạo thanh ray kiểu H

1.2. Điểm khác biệt của thanh ray kiểu H

Điểm khác biệt của loại ray nam châm kiểu H và các loại thanh ray còn lại đó chính là, thanh ray có 3 điểm tiếp xúc nguồn điện với chân đèn. Bạn cần lưu ý để lựa chọn loại đèn phù hợp, nếu không đèn sẽ không hoạt động được.

2. Thanh ray nam châm kiểu C (Capri Track System)

Thanh ray nam châm kiểu C được thiết kế gồm 4 dây dẫn điện. Gồm 3 dây nóng và một dây trung tính. Giúp dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt làm cho hệ thống đèn ray nam châm hoạt động tốt hơn.
cau tao ray nam cham

Thanh ray nam châm kiểu C

2.1. Cấu tạo chi tiết thanh ray nam châm kiểu C

A: Vỏ làm từ hợp kim nhôm định hình giúp tản nhiệt tốt.

B: Dải PVC cách điện tốt và chống oxy hóa, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

C: Lõi dây đồng 2mm dẫn điện.

D: Bề ngoài thanh ray được phủ một lớp sơn tĩnh điện làm tăng tính bền đẹp của sản phẩm. 
cau tao duong ray nam cham

Cấu tạo đường ray nam châm kiểu C

2.2. Đặc điểm nổi bật

Thanh ray kiểu chữ C có 4 lõi dây điện tiếp xúc với đèn giúp truyền điện tối ưu nhất trong quá trình hoạt động. 

3. Cấu tạo thanh ray nam châm kiểu L (Lightolier Track System)

Ray nam châm kiểu L có kiểu thiết kế đặc biệt giúp đèn ray nam châm hoạt động với hiệu suất ổn định. Thanh ray được bố trí 2 dây dẫn điện âm bên trong thanh ray gồm 1 dây nóng và 1 dây lạnh, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 
Cau truc ray nam cham

Đường ray kiểu L

3.1. Cấu tạo chi tiết

A: Vỏ được làm từ hợp kim nhôm, tản nhiệt tốt và bền với thời gian.

B: Lớp nhựa PVC chống cháy, đi kèm với cách điện tốt giúp người dùng luôn an toàn khi sử dụng.

C: Lõi dây đồng 2mm dẫn điện

D:  Bề mặt sơn tĩnh điện giúp thanh ray luôn bền đẹp, tăng tuổi thọ, chống oxy hóa. 
Cau tao duong ray

Cấu tạo chi tiết thanh ray kiểu L

3.2. Đặc điểm nổi bật

Phần tiếp điện được thiết kế nhô lên giúp giữ chặt đèn và dễ dàng tiếp xúc với chân đèn hơn. So với 2 loại thanh ray trên thì thanh ray kiểu L chỉ có 2 dây dẫn nhưng vẫn đảm bảo đèn hoạt động ổn định.

4. Thanh ray nam châm kiểu J (Juno Track System)

Thanh ray kiểu J cũng tương tư như thanh ray kiểu L, nó được cấu tạo gồm 2 dây dẫn điện nóng và lạnh. Tuy nhiên, kết cấu bên trong thanh ray có phần khác biệt. Cùng tìm hiểu qua chi tiết cấu tạo của thanh ray kiểu J.

Thay ray nam châm kiểu J

4.1. Cấu tạo chi tiết

A: Vỏ nhôm nguyên khối, tản nhiệt tốt và bền đẹp.

B: Bố trí thêm lớp nhựa PVC chống cháy giúp cách điện đảm bảo an toàn khi dùng.

C: Lõi dây đồng dẫn điện.

D: Vỏ sơn tĩnh điện, chống oxy hóa và luôn bền với thời gian.

cau tao thanh ray nam cham
Cấu trúc thanh ray kiểu J

4.2. Điểm khác biệt

Xét về đặc điểm, thanh ray kiểu J cũng có 2 dây dẫn như kiểu L giúp phân biệt giữa thanh ray loại H và C. Tuy nhiên cấu tạo bên trong có phần khác biệt. Bạn có thể dễ dàng phân biệt khi nhìn vào hình ảnh cấu tạo sau đây của chúng.
cau tao thanh ray nam cham

Phân biệt thanh ray kiểu J và kiểu L

Qua nội dung trên đây, Virgo Lighting đã chia sẻ đến bạn 4 cấu tạo thanh ray nam châm được sản xuất phổ biến nhất hiện nay. Bạn cần phải phân biệt được 4 cấu tạo này để có thể lựa chọn được loại đèn ray nam châm tương thích với thanh ray nếu như bạn muốn thay thế đèn trong quá trình dùng nhé. Nếu có thắc mắc gì thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết! Hotline: 0915178091.

>>> Xem thêm: 

[Giải - đáp] Kích thước đèn ray nam châm là bao nhiêu?

Các loại đèn ray nam châm bán phổ biến nhất trong 2022