Cách lắp đặt, thi công đèn ray nam châm đúng kỹ thuật
Đèn ray nam châm - Xu hướng chiếu sáng mới, hiện đại, sang trọng, an toàn và thẩm mỹ cho không gian sống ngày nay. Mặc dù được đánh giá là dễ lắp đặt, sử dụng nhưng cần thi công đúng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả, độ ổn định cao nhất cho hệ đèn. Vậy cách lắp đèn ray nam châm như thế nào? Cùng Virgo Lighting tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xem nhanh
1. Hướng dẫn cách lắp đèn ray nam châm đúng chuẩn kỹ thuật
Mặc dù được đánh giá là dễ lắp đặt, sử dụng nhưng cần thi công đèn ray nam châm đúng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả cao và độ hoạt động ổn định lâu bền nhất cho hệ đèn. Muốn đèn ray nam châm sáng và hoạt động được thì trước tiên cần lắp đặt hệ thanh đèn nam châm trước. Bên cạnh đó cần có bộ đổi nguồn để chuyển đổi điện áp thông thường thành điện áp một chiều 24V. Lắp đặt thanh ray nam châm lên trần, tường có 3 kiểu phổ biến: Lắp âm trần, lắp nổi và lắp treo thả. Trong đó lắp thanh ray nam châm nổi, treo thả thường áp dụng cho trần cao, sảnh lớn,...
1.1. Cách lắp đèn ray âm trần thạch cao
Để thi công hệ đèn ray nam châm âm trần đúng chuẩn, bạn cần phải lắp ray đèn nam châm cùng thời điểm thi công trần thạch cao. Bởi hệ ray cần được lắp âm hệ ray vào trần, tạo bộ khung ray cố định trong trần. Chính vì vậy, đội thi công lắp đèn cần phải phối hợp mật thiết với đội thi công trần thạch cao vừa giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao tính thẩm mỹ và đạt hiệu quả cao khi hoàn thiện không gian của bạn.
Lưu ý quan trọng: Nếu như khách hàng đã làm trần thạch cao rồi mà muốn lắp đèn led nam châm thì nên lựa chọn phương án lắp nổi đèn ray nam châm hoặc lắp thả trần. Bởi khi thi công hệ ray âm trần bạn sẽ tốn nhiều công sức đục khoét và xác định vị trí sao cho không làm hỏng các thiết bị khác. Ngoài ra, nó sẽ mất đi mỹ quan vốn có ban đầu của trần nhà.
Tiến hành lắp đặt đèn thanh ray âm trần thạch cao theo các bước sau:
- Bước 1: Cần xác định vị trí lắp đặt của hệ khung ray trên hệ thống trần thạch cao trước.
Định hình thanh ray trên khung thạch cao
- Bước 2: Cố định, bắt vít liên kết giữa thanh ray nam châm và hệ trần
- Bước 3: Sau khi đã định vị và cố định được thanh ray nam châm âm trần thì đội thợ đèn sẽ đấu nguồn ray nam châm âm trần thạch cao để sau cung cấp điện cho hệ thống đèn ray. Sau khi hệ ray nam châm đã hoàn thành thì đội thạch cao tiếp tục công việc của mình như bình thường.
Tiến hành đi đường điện cho hệ thanh ray nam châm
- Bước 4: Trần thạch cao làm xong thì gắn đèn lên thanh ray.
Hoàn thiện lắp đặt hệ đèn led ray nam châm
1.2. Cách lắp đặt thi công đèn ray nam châm với hệ ray nổi và hệ ray thả trần
Thi công đèn thanh ray nam châm lắp nổi và thả trần sẽ đơn giản, nhanh chóng hơn so với thi công lắp âm trần. Vì nó sẽ không ảnh hưởng đến quy trình hay tiến độ thi công của đội làm trần. Với hệ ray nổi và thả trần thì đội thợ thi công chỉ cần xác định vị trí lắp đèn để khoan gắn hệ ray lên trần hoặc thả cáp treo hệ ray. Các bước thực hiện gần như giống với lắp ray âm trần mà chúng tôi đã chi sẻ phía trên, chỉ khác là đèn nam châm nổi bạn sẽ lắp đặt sau khi hoàn thành trần thạch cao. Các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đèn led ray nam châm
- Bước 2: Tiến hành khoan vít cố định. Nếu bạn lắp hệ ray nổi hãy định hình thiết kế và bắt vít theo những vị trí đã chọn sẵn. Còn nếu lắp ray thả, bạn xác định vị trí gắn các dây treo để đèn có thể thẳng bằng trong không gian.
- Bước 3: Say khi bắt vít cố định, bạn tiến hành đi đường điện, nối nguồn cấp điện cho hệ ray.
- Bước 4: Sau khi hoàn thiện các bước trên bạn hãy lắp đèn vào và kiểm tra khả năng hoạt động của nó.
Thi công hệ ray nổi, treo thả
2. Cách lựa chọn đèn ray nam châm phù hợp
2.1. Lựa chọn kích thước đèn ray nam châm phù hợp
Như mọi người đã biết, kích thước đèn ray nam châm rất đa dạng. Một số kích thước thường dùng như: 23cm, 33cm, 43cm, 53cm. Việc lựa chọn kích thước đèn sẽ phụ thuộc vào ý đồ thiết kế và thẩm mỹ không gian do các kiến trúc sư điều chỉnh để phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú trọng đảm bảo kích thước đèn ray nam châm âm trần và lắp nổi phù hợp đủ để cấp sáng cũng như lắp đèn quá dày khiến mật độ sáng quá cao gây khó chịu.Chọn kích thước đèn phù hợp
2.2. Lựa chọn đèn ray nam châm theo giá thành
Đèn thanh ray nam châm cũng có nhiều mức giá khác nhau tùy vào kích thước và nguyên liệu sử dụng. Bởi vậy, khi lựa chọn đèn nam châm làm hệ thống chiếu sáng cho gia đình thì bạn cũng nên cân nhắc chọn loại đèn phù hợp với tài chính cá nhân nhé!>>> Xem thêm: Báo giá đèn ray nam châm 2022
Lựa chọn đèn nam châm phù hợp ngân sách
3. Đơn vị bán đèn và thi công đèn ray nam châm trọn gói, uy tín hàng đầu
Hệ đèn nam châm (đèn ray từ tính) khá mới mẻ nên không phải đơn vị nào cũng thi công đèn ray nam châm một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thi công hệ đèn ray nam châm cho không gian sinh hoạt, kinh doanh của mình, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Virgo Lighting để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ thi công đèn ray nam châm đúng chuẩn, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn là nhà cung cấp đèn ray nam châm, thanh ray nam châm và các phụ kiện đèn thanh ray nam châm uy tín, chất lượng, giá tốt nhất thị trường hiện nay. Chúng tôi tự tin khẳng định rằng: Virgo Lighting là đơn vị cung cấp, thi công hệ ray nam châm uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết!Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0915178091
- Website: https://virgolighting.vn/
- Showroom trưng bày: Căn 13- Khu 16TM3C - KĐ T The Manor Central Park - Thanh Liệt - Thanh Trì - HN
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt đèn ray nam châm và các loại hình lắp đặt phổ biến. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Xem thêm: Hệ thống đèn ray nam châm gồm những gì?
Xem thêm: Hệ thống đèn ray nam châm gồm những gì?