Hệ thống đèn ray nam châm gồm những gì?

Hệ thống đèn ray nam châm được cấu tạo từ 4 thành phần chính: Phần khung ray, phần đèn ray nam châm, bộ đổi nguồn và các phụ kiện ghép nối đi kèm.
Xem nhanh
Hệ thống đèn ray nam châm là một hệ thống chiếu sáng mới mang nhiều tính năng, ưu điểm vượt trội đang trở thành xu hướng thiết kế và thắp sáng nội thất nhà ở, khách sạn, triển lãm, quán ăn hiện nay. Vậy hệ thống đèn ray nam châm gồm những gì và có những ưu thế gì nổi bật so với các hệ thống chiếu sáng thông thường. Hãy cùng VIRGO LIGHTING tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!

1. Cấu tạo hệ đèn ray nam châm

Đèn ray nam châm được cấu tạo bởi các loại đèn phát sáng với chip LED cao cấp kết nối với hệ ray nam châm âm trần hoặc lắp nổi. Thanh ray và đèn được thiết kế đặc biệt với nguyên lý hoạt động từ tính của nam châm thay thế hoàn toàn đường dẫn điện. Nhờ vậy mà bạn có thể tháo lắp đèn dễ dàng và đèn có thể di chuyển linh hoạt trên đường ray mà không ảnh hưởng gì đến hiệu suất sáng. Hệ đèn ray từ tính được cấu tạo từ 4 thành phần chính:

1.1. Thanh ray nam châm

Thanh ray nam châm có nhiệm vụ dẫn truyền điện (điện áp DC 24V). Khung ray được làm bằng nhôm đúc sơn tĩnh điện với công năng như là một dây dẫn điện. Thanh ray nam châm được thiết kế có nam châm để tạo lực hút với đế đèn nam châm, giữ đèn chắc chắn trên khung ray đồng thời tạo sự linh hoạt, dễ dàng di chuyển cho đèn đến vị trí chủ ý chiếu sáng. Đặc biệt ray nam châm có các loại dùng để lắp âm tường, âm trần thạch cao hoặc lắp treo thả, lắp nổi.
Cấu tạo hệ đèn ray nam châm
Thanh ray nam châm có các kiểu lắp đặt: Lắp âm trần, lắp nổi, lắp treo thả

1.2. Phần đèn LED ray nam châm

Đèn có thiết kế nam châm dưới đế đèn có cực trái dấu với thanh ray. Đèn ray nam châm cũng có rất nhiều loại, kiểu dáng với các công suất khác nhau. Bạn có thể dễ dàng thay đổi vị trí đèn theo ý thích trên hệ ray và có thể kết hợp thêm bớt nhiều kiểu đèn với các công suất khác nhau trên cùng một hệ ray. 
Hệ thống đèn ray nam châm gồm những gì?
Có thể thêm bớt, tùy chỉnh số lượng, các chủng loại đèn ray nam châm trên cùng một hệ khung ray

1.3. Bộ đổi nguồn

Bộ đổi nguồn giúp đổi từ điện áp 220V xoay chiều thành điện áp một chiều DC. Hệ ray nam châm sử dụng điện áp một chiều DC24V hoặc 48V trên toàn hệ thống ray nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định cho hệ đèn. Đây là ngưỡng điện áp an toàn hơn nhiều so với nguồn điện AC220V. Nhờ đó mà đèn có thể di chuyển trượt tới bất kì vị trí nào trên đường ray ngay cả khi đèn đang hoạt động đồng thời không gây tê giật, chập cháy cho người sử dụng nếu lỡ chạm tay vào.
Chức năng của bộ đổi nguồn trong hệ đèn ray nam châm

1.4. Phụ kiện ghép nối

Tùy theo ý tưởng thiết kế của các kiến trúc sư và chủ đầu tư mà hệ ray có thể sẽ được tạo hình thành hình vuông, hình chữ nhất, hình chữ L,... nên cần phải có những phụ kiện ghép nối để nối đoạn ray lại với nhau. Thông thường các thanh ray nam châm chỉ có độ dài từ 0,5 - 2m. Các phụ kiện đèn ray nam châm gồm có: Nối thẳng, nối góc, nối chữ T, đầu nối điện, chặn đầu ray,...
Phụ kiện đèn ray nam châm
 

2. Những ưu nhược điểm của đèn ray nam châm

2.1. Ưu điểm

  • Đa dạng kiểu dáng, chủng loại: Đèn ray nam châm có nhiều mẫu đèn với các công suất và công năng khác nhau như chiếu rọi, chiếu điểm, chiếu sáng,... phù hợp cho cả không gian hoặc các vật thể, khu vực nhất định cần chủ ý chiếu sáng.
  • Hoạt động ổn định, an toàn: Trên hệ ray nam châm có tích hợp bịt đầu ray, khóa chốt an toàn đồng thời hệ đèn sử dụng nguồn điện áp thấp 24V nên không gây chập cháy khi nguồn điện chuyển đổi đột ngột. Bên cạnh đó công nghệ led của đèn thân thiện với môi trường, không gây chói mắt, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
  • Hiệu quả chiếu sáng, độ bền đẹp cao: Đèn ray nam châm có chỉ số hoàn màu CRI cao cho ánh sáng tự nhiên, trung thực. Bóng đèn có tuổi thọ 50000 giờ không hạn chế số lần bật tắt nên tổi thọ cực cao.
Những ưu thế nổi bật của hệ đèn ray nam châm
  • Tiết kiệm điện năngSo với đèn sợi đốt và đèn compact thì đèn ray nam châm tiết kiệm tới hơn 60% điện năng giúp giảm thiểu tối đa chi phí tiền điện chiếu sáng cho gia chủ hàng tháng.
  • Linh hoạt thiết kế và chiếu sáng: Do đèn ray nam châm có nhiều loại với các dòng đèn chiếu điểm, chiếu rọi, tán quang nên phù hợp với mọi mục đích chiếu sáng và trang trí của khách hàng. Không những thế đèn còn có thể thay đổi vị trí chiếu sáng để phù hợp với không gian trang trí.
  • Mang đến tính thẩm mỹ cho không gianĐèn ray nam châm lắp đặt âm trần, tháo lắp dễ dàng, tiện dụng là tiền đề giúp không gian thêm gọn gàng, đẹp thẩm mỹ.

2.2. Nhược điểm:

Thi công đường ray hơi phức tạp, cần đến đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi đã có một hệ ray hoàn chỉnh bạn có thể dễ dàng lắp đặt đèn mà không cần phải nhờ ai.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi "Hệ đèn ray nam châm gồm những gì?" mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nhờ những đặc tính nổi trội trên mà hệ đèn ray nam châm đang trở thành xu hướng chiếu sáng được ưa chuộng nhất hiện nay. Các sản phẩm đèn ray nam châm, thanh ray nam châm, bộ đổi nguồn và các phụ kiện đi kèm hiện đang có bán tại VIRGO LIGHTING. Liên hệ Hotline: 0915.178.091 để được tư vấn thêm về sản phẩm, cách lắp đặt và sử dụng chuẩn xác và nhanh nhất.

Xem thêm: Cách lắp đặt, thi công đèn ray nam châm đúng kỹ thuật