THANH RAY NAM CHÂM
Chuyên cung cấp thanh ray nam châm các loại [Chính hãng 100%]
Xếp theo: Mới nhất
1. Thanh ray nam châm là gì?
Thanh ray nam châm là một trong những bộ phận quan trọng của hệ đèn LED ray nam châm. Nó đóng vai trò như một dây dẫn điện thay thế các loại dây dẫn thông thường. Bên cạnh đó, ray đèn nam châm cũng sở hữu một số ưu điểm vượt trội hơn những loại dây truyền thống và dần trở thành xu thế hiện đại ngày nay.
2. Các loại ray đèn nam châm
Ray đèn nam châm gồm có các hình dạng đó là ray thẳng và ray cong. Thanh ray từ tính có 2 loại đó là ray nam châm lắp nổi/ thả và lắp âm trần. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại thanh ray từ tính thông qua nội dung Virgo Lighting chia sẻ tiếp theo đây.
2.1. Thanh ray nam châm lắp nổi hoặc thả
Thanh ray lắp nổi, lắp thả được thiết kế không có tai và có thể gắn trực tiếp vào trần nhà mà không cần phải thi công hay đục khoét gì. Với thiết kế này bạn có thể gắn ở bất cứ vị trí nào mà bạn mong muốn. Loại ray đèn nam châm này thường được dùng khi nhà đã có sẵn trần hoặc trần nhà thạch cao đã hoàn thiện rồi.
2.2. Thanh ray nam châm âm trần
Thanh ray lắp âm trần thiết kế có tai và được thi công trên trần nhà lắp âm tạo thành một mặt phẳng với trần. Thiết kế thanh ray âm trần phức tạp trong quá trình lắp đặt hơn rất nhiều so với các loại thanh ray lắp nổi. Tuy nhiên, hệ ray âm trần trông gọn gàng và thẩm mỹ hơn thanh ray lắp nổi. Khi lắp đặt, chúng thường được thi công cùng lúc với thi công trần để thuận tiện hơn.
3. Kích thước thanh ray nam châm và thông số kỹ thuật chi tiết
3.1. Kích thước thanh ray từ tính
Kích thước thanh ray từ tính rất đa dạng và được tính theo các khía cạnh như chiều dài, rộng, bề dày. Kích thước thanh ray nam châm âm trần và thanh ray lắp nổi tương đối giống nhau. Một số kích thước phổ biến:
-
Chiều dài: 0,5m; 1m; 1,5m; 2m.
-
Chiều rộng: 35mm; 20mm
- Bề dày: 85mm; 79mm
3.2. Thông số kỹ thuật chi tiết
- Kích thước : đa dạng
- Chất liệu: thân nhôm đúc nguyên khối + nam châm từ tính
- Vỏ: Sơn tĩnh điện
- Màu sắc: Đen/ trắng
- Nguồn điện: 24V/ 48V
- Kiểu dáng: Ray lắp nổi hoặc lắp âm trần
- Công suất lắp đặt: Tối đa 200W/m
- Giá: 500.000 - 600.000 VND/m
4. Những ưu điểm vượt trội của thanh ray nam châm
So với các loại dây dẫn truyền thống thì thanh ray từ tính có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của thanh ray từ tính.
- Ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Thanh ray sử dụng nguồn điện hiệu suất nhỏ 48V, người dùng có thể chạm tay vào mà không sợ bị giật hay rò rỉ điện.
- Lắp đặt linh hoạt: Trên một hệ ray bạn có thể lắp đặt nhiều loại đèn khác nhau và đèn có thể di chuyển đến mọi vị trí mà bạn mong muốn.
- Dễ dàng thay thế và lắp đặt đèn: Khi đã lắp đặt được một thanh ray hoàn thiện thì việc lắp đèn rất đơn giản. Bạn không cần đến kỹ thuật cao siêu hay kinh nghiệm dày dặn cũng có thể tự mình lắp đặt được. Bạn chỉ cần đặt đèn khớp vị trí, sập vào, nam châm giữa đèn và thanh ray sẽ tương tác qua lại giúp giữ chặt đèn và dẫn điện qua.
-
Tính thẩm ứng dụng cao: Hệ đèn ray nam châm được ứng dụng nhiều trong hiện đại ngày nay như shop quần áo, nội thất nhà, trung tâm thương mại,...
- Tuổi thọ cao, bền đẹp: Với chất liệu đồng giúp cho hệ ray có tuổi thọ cao, bền sử dụng lâu năm cùng với đèn ray nam châm.
Về nhược điểm, thanh ray đèn nam châm chỉ có một nhược điểm nhỏ đó chính là giá thành khá cao 500.000 - 600.000 vnđ/m. Tuy nhiên, xét về những ưu thế nổi bật, độ bền khi sử dụng thì mức giá đó không phải là quá đắt.
5. Những lưu ý cần biết khi thi công hệ ray từ tính
Điều quan trọng trong thi công đèn ray nam châm đó chính là lắp đặt hệ thanh ray từ tính và lắp nguồn điện. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi thi công hệ ray nam châm, bạn cần phải biết.
>>> Xem thêm: Cách lắp đặt, thi công đèn ray nam châm đúng kỹ thuật
5.1. Chọn vị trí lắp đặt
Quá trình chọn vị trí rất quan trọng, bạn cần lưu ý các vị trí đường dây dẫn để tránh khoan/ đục trúng làm hỏng hệ thống dây dẫn cũ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các thiết bị khác trong nhà.
5.2. Định hình mẫu thiết kế lắp đặt
Thông thường có 4 mẫu thiết kế hệ ray nam châm: Thiết kế dạng chữ L, thiết kế dạng song song, thiết kế dạng chữ nhật, thiết kế hệ thống ray hình tròn. Tùy vào sở thích và độ phù hợp thiết kế để lựa chọn mẫu lắp đặt hệ ray phù hợp.
- Thiết kế dạng chữ L
- Thiết kế dạng song song
- Thiết kế dạng chữ nhật
- Thiết kế hệ ray cong
5.3. Lựa chọn thời điểm thi công phù hợp
Thời điểm thi công cũng khá quan trọng, nếu bạn thi công đường ray nam châm âm trần thì thời điểm thích hợp để thi công đó là cùng với lúc làm trần thạch cao. Còn nền bạn dùng ray nổi thì bạn cần phải đợi hoàn thiện trần nhà thì mới có thể lắp đặt được.
5.4. Chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm
Việc thuê đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ không gian của bạn. Bởi, đội ngũ giàu kinh nghiệm sẽ chắc tay nghề và biết cách làm hoàn hảo, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác quyết định như:
-
Kỹ thuật lắp đặt chuẩn kỹ thuật sẽ tránh rò rỉ điện, gắn đèn chắc chắn, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
-
Khảo sát tình hình thực tế và có những lời khuyên, lời tư vấn chuyên môn khi lắp đặt để đảm bảo khi sử dụng.
- Đội ngũ lành nghề giúp bạn tiết kiệm thời gian và có một không gian hoàn hảo hơn.
6. Báo giá thanh ray từ tính các loại
Giá thanh ray từ tính được tính theo chiều dài và hãng sản xuất. Thông thường giá ray đèn nam châm rơi vào khoảng 500.000 - 600.000 vnđ/m2 tùy vào hãng sản xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như báo giá cụ thể hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline để nhận tư vấn chi tiết. Hotline: 0915178091
>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng báo giá đèn ray nam châm mới nhất 2022
Trên đây là chi tiết thông tin về thanh ray nam châm mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên bạn có thêm cái nhìn tổng quan về hệ ray từ tính. Nếu có nhu cầu mua ray từ tính, đèn ray nam châm các loại trên toàn quốc (TPHCM, HN,..) thì liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.